Bất động sản: Ngân hàng - chủ đầu tư cứu nhau


Bất động sản: Ngân hàng - chủ đầu tư cứu nhau

(Sàn bất động sản) - Việc ngân hàng bắt tay chủ đầu tư hỗ trợ lãi vay cho khách hàng là phương án kinh doanh hai bên cùng có lợi.

bat dong san ngan hang chu dau tu cuu nhau
Với ngân hàng việc thu nợ từ phía người dân còn dễ hơn nhiều khi thu của chủ đầu tư nhất là trong bối cảnh này.
Lo ngại lãi suất biến động
Vài tháng qua, các ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt ký kết hợp đồng tín dụng với các chủ đầu tư dự án. Theo đó, khách hàng mua nhà tại những dự án này sẽ được hỗ trợ tín dụng với mức rất hấp dẫn.
Tiên phong trong vấn đề này, là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cụ thể trong chương trình liên kết 4 nhà, BIDV dành gói tín dụng 4.000 tỉ đồng cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất chỉ 12%/năm trong vòng 6 tháng đầu tiên. Cũng với mức lãi suất này, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố sẽ dành 2.000 tỉ đồng để cho khách vay kinh doanh, mua, sửa chữa nhà.
Đáng chú ý, mới đây, NH TMCP Quốc tế (VIB) tung ra chương trình cho vay mua, xây, sửa nhà với lãi suất chỉ 9,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên. Tổng hạn mức của gói tín dụng này là 1.000 tỉ đồng.
Không chỉ có ngân hàng, mà nhiều chủ đầu tư cũng mạnh tay hỗ trợ lãi suất cho khách hàng như chủ đầu tư dự án Nam Đô Complex (Trương Định). Theo đó, khách hàng mua nhà sẽ được chủ đầu tư tiếp tục giảm thêm 4% lãi suất. Tại dự án Golden Land (Nguyễn Trãi), chủ đầu tư cũng cam kết hỗ trợ lãi suất cho khách hàng .....
Tuy nhiên, theo phản ánh thì dường như khách hàng lại rất thờ ơ trước sự “thiện tình” của các ngân hàng và chủ đầu tư.
Chị Phạm Nguyệt Nga (nhà đầu tư) cho biết, các ngân hàng chưa thực sự “cởi mở” với khách hàng vay tiền mua nhà. Bởi trong hợp đồng mua nhà có cam kết vay vốn, các ngân hàng chỉ để thời gian vay vốn với mức lãi suất “rẻ” khoảng 3-6 tháng. Trong khi thời gian trả nợ có thể kéo dài 3-5 năm. “Lãi suất luôn luôn biến động, năm 2011 lãi suất đã từng tăng vọt từ mức 12-13% lên mức 25-26%/năm. Vì vậy, chẳng có điều gì đảm bảo rằng, hết thời hạn hỗ trợ, ngân hàng sẽ không điều chỉnh lãi suất tăng. Chính vì thế mà nhiều người vẫn khá thận trọng”chị Nga cho biết.
Ngân hàng, chủ đầu tư tự cứu nhau
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc ngân hàng và chủ đầu tư cùng bắt tay nhau để hỗ trợ khách hàng thực chất là hình thức hợp tác hai bên cùng có lợi.
Ông Phan Xuân Cần – Chủ tịch HĐQT công ty tư vấn bất động sản Sohovietnam cho biết, việc ngân hàng và chủ đầu tư cam kết hỗ trợ cho khách hàng lãi suất vay chỉ được ấn định khoảng 3-6 tháng đầu tiên. Đây là điều không hề chắc chắn với người mua. Ngoài ra, hầu hết những dự án được ngân hàng cam kết hỗ trợ lãi suất đều là những dự án mà các ngân hàng này “rót” vốn cho vay trước đó. Vì vậy, các ngân hàng sẽ tiếp tục cho khách hàng vay để mua nhà tại dự án. Làm như vậy, ngân hàng vừa cho vay được tiền, chủ đầu tư vừa bán được hàng.
“Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, xem ra việc thu nợ từ khách hàng có phần dễ hơn thu nợ từ chủ đầu tư. Bởi, người mua nhà tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất, hàng tháng họ sẽ chi trả bằng quỹ tiền lương đều đều 5-7 triệu đồng/tháng. Điều này dễ dàng hơn nhiều khi mà cho chủ đầu tư vay nợ đến hàng trăm tỷ đồng" ông Cần cho biết.
Cũng theo ông Cần, trong trường hợp chủ đầu tư không bán được hàng thì cả ngân hàng và chủ đầu tư đều chết như nhau. Vì vậy, ngân hàng sẽ phải tài trợ vốn cho chính dự án mình cho vay và chủ đầu tư cũng giảm giá xuống hỗ trợ cho khách hàng.
Theo phân tích TS kinh tế Lê Đạt Chí, các ngân hàng chủ yếu đưa ra mức lãi suất rẻ ở giai đoạn đầu. Vì vậy, người đi vay cần thận trọng và phải lường trước những vấn đề có thể phát sinh, như nguy cơ tăng lãi suất, bởi đa phần thời gian vay thường trên 3 năm trong khi lãi suất thấp chỉ được áp dụng trong 3 - 6 tháng đầu. Chính vì vậy, người vay phải có thỏa thuận cụ thể về mức lãi suất sau này. Có thể là cộng thêm 3% so với lãi suất huy động để không xảy ra tình trạng lãi suất bị đẩy lên cao ngoài ý muốn như thực tế từng xảy ra. Ngoài ra, cũng cần phải tính đến việc bị phạt lãi suất nếu trả vốn trước hạn.
Theo Anh Đào
VnMedia

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hà Nội tạm dừng triển khai 500 đồ án, dự án


(Bat dong san) - UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND TP kết quả rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.



dự án hà nội
>> dự án geleximco
>> dự án đại thanh
>> dự án n07 dịch vọng
Theo đó, trong tổng số 744 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng phải rà soát theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô, UBND TP đã báo cáo và được Thủ tướng cho phép tiếp tục triển khai đợt 1 244 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư.

Như vậy, Hà Nội vẫn còn 500 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư phải tạm dừng triển khai. UBND TP Hà Nội cho biết theo quy định của Luật quy hoạch, việc triển khai các đồ án, dự án này phải phù hợp với quy hoạch xây dựng chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch đô thị vệ tinh, quy hoạch thị trấn, thị tứ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay các đồ án, dự án này chưa thể triển khai do quy hoạch phân khu, quy hoạch các đô thị vệ tinh hầu hết chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo Xuân Long

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

“Thị trường bán lẻ sẽ sôi động trở lại”


“Thị trường bán lẻ sẽ sôi động trở lại”

(Sàn Bất Động Sản) -  Khi thị trường bán lẻ sôi động trở lại, quyết định trì hoãn hoặc tạm ngừng xây dựng tại một số TTTM có thể là một chiến lược sai lầm. 

marc townsend
Ông Marc Townsend nói:
Phân khúc thị trường bán lẻ còn nhiều tiềm năng dù Việt Nam không còn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới theo Chỉ số Phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI).
Kết quả khảo sát của CBRE trong vài tháng vừa qua cho thấy, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu với các mặt hàng như quần áo, trang sức, mỹ phẩm và điện máy. Điều này khiến một số hãng bán lẻ phải thu hẹp hoạt động. Trong khi 41 gian hàng quy mô vừa (diện tích 21 - 100 m2) đóng cửa, số lượng các gian hàng quy mô nhỏ (1 - 20 m2) và lớn (251 - 500 m2) lại tăng lên.
Việc Việt Nam không còn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới theo chỉ số GRDI, một phần đã được phản ánh ở tình hình thu hẹp hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn tương đối nhỏ so với các thị trường châu Á khác, kết hợp với dân số đông và nhu cầu cải thiện đời sống cao ngày càng tăng, thì triển vọng cho thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn rất lớn.
Chắc chắn những dự án mới hoặc sắp đi vào hoạt động thời gian qua như Hiway Supercenter, Melinh Plaza ở Hà Đông hay Indochina Plaza Hanoi tại Cầu Giấy sẽ chưa thể gây tiếng vang lớn để thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người dân Hà Nội. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng, những TTTM này sẽ tạo dựng được vị trí chiến lược để đón đầu một chu kỳ mới khi thị trường bán lẻ sôi động trở lại và khi đó, quyết định trì hoãn hoặc tạm ngừng xây dựng tại một số TTTM có thể là một chiến lược sai lầm.
Theo Đức Minh 
ĐTCK

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Chung cư trăm triệu đồng mỗi m2 ồ ạt bung hàng


Chung cư trăm triệu đồng mỗi m2 ồ ạt bung hàng

(Bất Động Sản) - Đổ hàng triệu USD hay vài nghìn tỷ đồng vào dự án nhưng chỉ bán nhỏ giọt, các căn hộ tọa lạc trên đất "vàng" cực kén khách vì giá vài trăm triệu đồng mỗi m2.




Tuy nhiên không ít doanh nghiệp đua nhau đầu tư vào phân khúc này tại Sài Gòn.
Điểm chung của các dự án này là có chức năng phức hợp (thương mại, văn phòng, căn hộ dịch vụ, khách sạn...) nhưng vẫn dành một số ít căn hộ chào bán dưới dạng đặc biệt. Dòng sản phẩm giá khủng này đều tọa lạc trên những khu đất có vị trí đắc địa, cách trung tâm quận 1 vài phút đi ô tô và đầu tư xây dựng theo chuẩn cao cấp.

Cuối tháng 6, Tập đoàn C.T Group bung hàng đợt 3 căn hộ Léman C.T Plaza tọa lạc tại số 117 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM với giá chào bán 90,7 triệu - 97,8 triệu đồng mỗi m2 (4.350-4.690 USD mỗi m2). Lý do chủ đầu tư định vị khung giá gần trăm triệu mỗi m2 nhà vì dự án thuộc dòng sản phẩm cao cấp, nằm trên khu đất vàng của trung tâm quận 3, có view nhìn xuống công viên Tao Đàn, nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất. Dự án có vốn đầu tư lên đến 1.800 tỷ đồng chỉ bung hàng nhỏ giọt, mỗi đợt mở bán 2 sàn.

Chung cư trăm triệu đồng
Phối cảnh hành lang và tiền sảnh một dự án bất động sản đang được đầu tư xây dựng trên một khu đất vàng tại quận 3, TP HCM.

Trong khi đó, nhiều tháng nay, trên các website bán nhà đất, dự án Sài Gòn M&C thuộc ngã ba Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Bến Chương Dương (quận 1) được rao với giá 153,7 triệu - 181 triệu đồng mỗi m2 (7.500-8.700 USD mỗi m2). Với tổng vốn đầu tư 256 triệu USD, dự án có vị trí nhìn ra Bến Nhà Rồng, gần Nhà Hát Thành phố, Văn phòng UBND TP HCM, và chỉ vài phút đi bộ đến chợ Bến Thành.
Một dự án khác cũng nằm trên đất vàng là Vincom Center ba mặt tiền: Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi - Lý Tự Trọng quận 1. Căn hộ được chào bán trên thị trường thứ cấp với giá 167-187 triệu đồng mỗi m2. Dự án chỉ cách khu trung tâm hành chính TP HCM vài phút đi bộ và tọa lạc ngay tuyến phố có nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại mua bán hàng hiệu sầm uất nhất Sài Gòn. Chủ đầu tư còn rót vốn vào một khu đất vàng khác tại khu tứ giác Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn- Nguyễn Huệ - Lê Lợi.
Chung cư trăm triệu đồng
Trên thị trường thứ cấp căn hộ dự án Sài Gòn M&C tọa lạc tại khu đất vàng quận 1 được chào bán giá 8.700 USD mỗi m2. Ảnh: Chụp màn hình
Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp chọn đất "vàng" để đầu tư tại khu trung tâm Sài Gòn không hề ít. Tại phố Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM, Tổng công ty xây dựng số 1 đầu tư dự án phức hợp Sailing Tower, căn hộ này có giá trên thị trường 90-100 triệu đồng mỗi m2. Công ty Phú Hưng Gia xây dựng dự án SG Pavillon tại số 53-55 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, được rao bán 87,6-104 triệu đồng mỗi m2 (4.200-5.000 USD mỗi m2). Bitexco cũng là một trong những doanh nghiệp theo đuổi 3 dự án bất động sản trên đất "vàng" tại TP HCM, trong quý 2, tòa tháp The One vừa khởi công (quận 1) với số vốn đầu tư lên đến nửa tỷ USD.

Giám đốc kinh doanh Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân, Nguyễn Thanh Sơn phân tích, có nhiều yếu tố quyết định giá địa ốc nhưng vị trí là mấu chốt quan trọng nhất. Đầu tư vào khu đất đắc địa, vị trí đẹp được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng vì sẽ mang lại giá trị rất lớn và lâu dài cho bất động sản.
òn Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa nhận định: "Bên cạnh vị trí đẹp, lợi thế thương mại dài hạn là yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư quyết định rót vốn vào các khu đất đắc địa. Đây là câu chuyện muôn thuở trong kinh doanh bất động sản".
Ông Nghĩa cho rằng, dù có lợi thế thương mại do khả năng thương thảo mua bán cao; liên kết giao thông, xã hội tốt; gắn liền với lịch sử - văn hóa của đô thị nhưng rủi ro và cơ hội khi đầu tư vào các khu đất "vàng" là ngang nhau. Cơ hội nằm ở chỗ bất động sản hình thành trên khu đất có vị thế đặc biệt sẽ trở thành hàng hiếm, độc nhất vô nhị, làm tăng giá trị tài sản. Còn rủi ro, theo ông Nghĩa, là chi phí quá lớn, thời gian thu hồi vốn chậm và khi giải phóng mặt bằng khó tránh khỏi lúc buộc phải vung tay quá trán.
Theo các chuyên gia, một trong những khó khăn khi đầu tư kinh doanh trên đất vàng là giá thị trường có khoảng cách rất lớn so với bảng giá đất. Chẳng hạn như tuyến đường Đồng Khởi, quận 1 đụng trần khung giá đất TP HCM là 81 triệu đồng mỗi m2 nhưng giá thị trường xấp xỉ một tỷ đồng. Hay phố Hàm Nghi được định giá 50,6 triệu đồng mỗi m2 trong bảng giá đất TP HCM nhưng giao dịch lên đến 580 triệu đồng. Sự vênh giá này dẫn đến quá trình thương thảo, giải phóng mặt bằng diễn ra rất lâu, đẩy chi phí vốn lên cao.
"Dù số người siêu giàu muốn sở hữu nhà trên đất vàng khá hạn chế, tuy nhiên như món hàng độc có sức hấp dẫn riêng nên nhiều năm qua, thị trường này không thiếu nhà đầu tư muốn nhập cuộc", một chuyên gia địa ốc nhận xét.
Theo Vũ Lê
Vnexpress

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bộ trưởng Bộ TN&MT trả lời về vấn đề nóng về quản lý và sử dụng đất


 (Bất Động Sản) - Tuần này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trả lời xung quanh những thắc mắc về quy hoạch, giao đất và cho thuê đất.

Những băn khoăn khúc mắc của người dân về thời hạn giao đất nông nghiệp sắp hết, hiện tượng đất dự án bị bỏ hoang về vai trò trách nhiệm của người làm quy hoạch được Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang giải đáp cho người dân.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Doanh nghiệp bất động sản cần giảm giá để tự cứu mình


Với thị trường hiện tại có hai phương án để doanh nghiệp bất động sản lựa chọn Cố thủ giữ giá với hy vọng mong manh thị trường bất động sản phục hồi hay giảm giá chấp nhận cắt giảm lợi nhuận  để giải phóng hàng tồn kho, nhưng giảm được gánh nặng tài chính, giới chuyên gia khuyên trong bối cảnh hiện nay doanh nghiệp nên chọn hướng thứ hai bởi nếu chết cũng là cái chết có ý nghĩa.


Tại hội nghị bàn về phương án tháo gỡ cho thị trường bất động sản diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó viện trưởng Viện thị trường giá cả (Bộ Tài Chính) Vũ Đình Ánh phân tích: "Dù không dễ giảm giá bất động sản  nhưng tùy từng hoàn cảnh, doanh nghiệp hãy chấp nhận phá giá sản phẩm nếu xét thấy việc đó là cần thiết, mặc dù phải nắm phần thiệt về mình , doanh nghiệp cũng phải chấp nhận , vì tình thế lúc này rất cấp bách , nếu không nhanh chóng hạ giá bất động sản doanh nghiệp phải gánh lượng hàng tồn kho rất lớn , kéo theo đó là chi phí tài chính rất lớn , lúc này ngay cả những doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản cũng phải đối mặt với vấn đề trên như Quốc Cường Gia Lai , hay Hoàng Anh Gia Lai là những ví dụ cụ thể ".

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bất cập thị trường bất động sản"Chung cư không sổ đỏ, như ở trọ giá cao"

Bất cập thị trường bất động sản"Chung cư không sổ đỏ, như ở trọ giá cao"

Bỏ ra tiền tỷ để sở hữu căn hộ chung cư nhưng nhiều cư dân ở các khu đô thị mới tại Hà Nội luôn trong tình trạng “ở trọ” khi không có giấy chủ quyền và phần thiệt vẫn thuộc về khách hàng mua nhà .

Cao, thấp cùng “treo”

Dù đã được pháp luật công nhận, Nghị định 71 của Chính phủ cũng đã quy định rất rõ ràng, nhưng cho đến nay chuyện các chung cư mini được cấp sổ đỏ vẫn rất xa vời. Bỏ tiền tỷ ra mua căn hộ chung cư  nhưng chủ nhà chỉ được nhận một bản hợp đồng mua bán có xác nhận của chính quyền địa phương, sổ hồng trên “hứa hẹn” của chủ đầu tư, còn sổ đỏ toàn bộ khu đất xây chung cư vẫn do bên bán giữ, một phần lí do cũng vì thủ tục xin cấp phép xây dựng chua đủ thủ tục nên rất khó xin cơ quan chức năng cấp sổ , do đó chủ đầu tư thường né tránh và trì hoãn việc cấp sổ .

Tình trạng trở nên phổ biến và trở thành vấn đề của ngành xây dựng khi kết quả kiểm tra đột xuất tại 16 xã, phường thuộc 11 quận, huyện ở TP Hà Nội giữa năm ngoái cho thấy không chung cư mini nào đáp ứng đầy đủ các quy định để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản .

Không chỉ các chung cư mini bị “treo” sổ, các bất động sản chung cư cao cấp có giá hàng chục triệu đồng cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Mua căn hộ tại khu chung cư cao cấp Golden Westlake đã 3 năm với giá 29-83 triệu đồng/m2 nhưng hàng trăm cư dân ở đây hiện vẫn sống trong tình cảnh bị treo sổ đỏ, sổ hồng dài hạn, trong khi chiếu theo quy định trong hợp đồng, sau 3 tháng vào ở, chủ đầu tư phải có nghĩa vụ làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cư dân, nhưng đến nay ngày nhận được sổ chứng nhận quyền sở hữu được hứa hẹn trong tương lai , đây là một sự bất cập rất lớn và phần thiệt luôn về phía người mua nhà

Đồng cảnh ngộ “ở trọ giá cao” với các cư dân Golden Westlake, các cư dân khu chung cư cao cấp The Manor cũng phải miệt mài đi đòi sổ đỏ suốt 5 năm nay. Dù đã kiến nghị với chủ đầu tư, với UBND huyện nhưng cho đến nay số sổ đỏ được cấp không đáng kể.

Không có sổ đỏ, ngoài tâm lý không yên tâm cho chủ nhà còn kéo theo nhiều phiền toái khác như không thể thế chấp ngân hàng để vay vốn, khó khăn trong nhập hộ khẩu…
Dự án bất động sản Đại Mỗ do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư cũng mới chỉ cấp được 9 trong số 73 căn hộ chung cư  đã bàn giao… Dù đã được cơ quan chức năng “điểm mặt chỉ tên” nhưng cho đến nay, việc cấp sổ hồng, sổ đỏ cho các hộ dân vẫn tiến triển rất chậm.

Tại khu đô thị Ciputra (Tây Hồ), dù chủ đầu tư Công ty Phát triển đô thị Nam Thăng Long đã hoàn thành chuyển nhượng 640 căn nhà liền kề và 1.050 căn chung cư song doanh nghiệp này mới hoàn thành giấy tờ cho 354 căn liền kề trong số 390 căn ở giai đoạn 1, 386 căn liền kề và hơn 1.000 căn vẫn chưa có giấy chứng nhận, mặc dù dự án đã hoàn thiên và bàn giao cho người dân về ở từ rất lâu

Báo cáo của Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) cuối năm 2011 sau khi đi kiểm tra các khu đô thị mới tại TPHCM và Hà Nội cho thấy tại Hà Nội, trong số 9 dự án được kiểm tra, chủ đầu tư mới chỉ bàn giao giấy tờ cho 557 chủ  căn hộ chung cư (chiếm 26,4% số căn hộ đã bán) và nộp hồ sơ cho 710 trường hợp. Các dự án chậm có The Manor (Từ Liêm), mặc dù đã chuyển nhượng và bàn giao 432 căn chung cư và 50 căn biệt thự, song chủ đầu tư là Tập đoàn Bitexco mới chỉ nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho hơn 60 hộ.

Tại anh hay tại ả?

Dù các chủ đầu tư luôn viện dẫn những lý do khách quan như tiến độ bán dự án, các hộ dân vào ở không cùng lúc, khó khăn từ chính quyền… nhưng không khó để thấy rằng bản thân dự án luôn có rất nhiều vấn đề. Việc chủ đầu tư xây dựng không đúng số tầng, số căn hộ theo thiết kế được duyệt; phân chia diện tích lô không đúng với quy hoạch hoặc xây dựng nhà vượt diện tích so với giấy phép là chuyện rất phổ biến.
Theo các chuyên gia bất động sản , thực tế trên thị trường bất động sản cho thấy khó có một dự án nào “sạch” từ đầu đến cuối để cơ quan chức năng có thể cấp nhanh sổ đỏ, sổ hồng cho các hộ dân.

Chưa kể nhiều chủ đầu tư chưa làm xong thủ thục pháp lý về đất đai bất động sản nhưng đã xây dựng và bán xong nhà ở nên không đủ căn cứ để cấp giấy chứng nhận. Thậm chí những lý do tưởng chừng rất nhỏ như chuyển đổi mục đích sử dụng tầng hầm hoặc thay đổi công năng, vị trí phòng sinh hoạt cộng đồng cũng khiến việc cấp giấy phải kéo dài.
Hay để tiết kiệm, chủ đầu tư bỏ qua xây dựng hệ thống báo cháy chữa cháy, lối thoát hiểm, thang máy, xây vượt số tầng xin phép…


Đối với chung cư mini còn “bi đát” và lộn xộn hơn khi chủ đầu tư cố tình không thực hiện các quy định pháp luật để hạn chế kinh phí xây dựng như khi xin cấp phép xây dựng tòa nhà, chủ nhà không xin cấp phép theo diện “nhà để kinh doanh” mà xin theo diện "nhà ở riêng của gia đình" để trốn nộp các khoản thuế, phí...

Những vi phạm này khiến cho việc cấp sổ hồng bị “treo” vô thời hạn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bất động sản  cũng cho rằng việc chậm cấp sổ đỏ một phần vì sự chậm trễ từ cơ quan chức năng tại địa phương.

Thực tế cho thấy, tình trạng mua đi bán lại ở các dự án bất động sản  rất lớn, chiếm tới 70% tổng số căn hộ chung cư , nhưng các cơ quan thẩm quyền đã không làm thủ tục theo quy định, tạo nên thị trường “ngầm” gây khó khăn trong việc cấp các loại sổ
Nói tóm lại bộ xây dựng cần xây dựng khung pháp lý trặt trẽ để kiểm soát các chủ đầu tư bât động sản , tránh rủi ro cho khách hàng . Cần quy định rõ thời gian cấp sổ trong hợp đồng bất động sản .

- chung cư xa la
-
Bơm tiền vào thị trường này chỉ là giải pháp tạm thời

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS